Theo những chia sẻ mới nhất của Bộ giáo dục và đào tạo (Bộ GD&ĐT), những hoạt động trong quá trình tuyển sinh, xét tuyển Đại học và Cao đẳng năm 2022 vẫn giữ được sự ổn định của năm trước. Tuy nhiên, một vài công tác về mặt kỹ thuật sẽ được đổi mới nhằm hạn chế những bất cập đã xảy ra trong các năm vừa qua.
1. Thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển đại học một lần
Các sĩ tử 2k4 năm nay cần đặc biệt lưu ý đến thời gian đăng ký xét tuyển đại học. Dựa trên thông tin của Bộ GD&ĐT, đăng ký xét tuyển đại học sẽ chỉ diễn ra 1 lần, thời gian dự kiến bắt đầu sau thời điểm thi tốt nghiệp THPT. Công tác này dự định kéo dài khoảng 6 tuần để thí sinh có thể cân nhắc và xem xét các nguyện vọng. Nhìn chung, sự thay đổi này mang đến nhiều lợi ích hơn cho sĩ tử. Vì khi đã nhận đầy đủ điểm số, các em sẽ đủ căn cứ để cân nhắc kỹ hơn về ngành và trường tương lai của mình nhằm thuận tiện cho việc sắp xếp thứ tự các nguyện vọng. Điều này giúp thí sinh tránh việc điều chỉnh nhiều lần gây tốn thời gian và chi phí.
Việc đăng ký xét tuyển sẽ được thực hiện thông qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Năm nay, các thí vẫn được đăng ký nguyện vọng vào các ngành, các trường khác nhau; không giới hạn số lượng. Các nguyện vọng nên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Khi các thí sinh trúng tuyển nhiều nguyện vọng thì thí sinh đó chỉ được xác nhận trúng tuyển và nhập học theo nguyện vọng cao nhất. Nếu các bạn học sinh 2k4, 2k5 vẫn còn lăn tăn về việc chọn nguyện vọng theo trường, theo ngành nghề hay sở thích, năng lực cá nhân thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với đội ngũ Cố vấn học tập Manabie để được tư vấn miễn phí lộ trình học phù hợp nhất từ bây giờ nhé. Liên hệ ngay tại đây.
2. Nhà trường không được bắt buộc thí sinh nhập học sớm
Khác với các năm trước, các trường năm nay không được phép yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm. Lịch nhập học sẽ tuân theo lịch trình chung mà Bộ đã đưa ra. Cụ thể hơn, các trường chỉ được phép công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển trước khi kỳ thi THPT được diễn ra.
Điều đó có nghĩa là các sĩ tử đã xét tuyển sớm vào các trường vẫn phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ sau khi thời gian diễn ra kỳ thi THPT. Bộ sẽ công nhận các thí sinh đó trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất. Chi tiết hơn, thí sinh A trúng tuyển theo phương thức xét học bạ vào ngành Marketing của trường B. Tuy nhiên, khi đã nhận điểm tốt nghiệp THPT, A nhận thấy mình có đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành khác hoặc trường khác. Lúc này, bạn có thể đặt nguyện vọng mới ở thứ tự ưu tiên cao hơn ngành Marketing ở trường B. Mặt khác, nếu bạn A vẫn chọn ngành Marketing của trường B, bạn phải đăng ký ngành này ở nguyện vọng một.
Việc tổng hợp nguyện vọng mọi phương thức lên hệ thống của Bộ được xem là một trong những giải pháp cho vấn đề thí sinh ảo. Do lúc này, hệ thống của Bộ sẽ tự động xóa các nguyện vọng thấp của thí sinh đã trúng tuyển các nguyện vọng cao hơn ra khỏi danh sách.
Riêng về trường hợp các thí sinh trúng tuyển theo diện tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm khi đủ điều kiện hoặc theo kế hoạch chung. Các trường không được bắt buộc các sĩ tử xác nhận nhập học sớm. Tại thời điểm chưa xác nhận nhập học, các em vẫn được có quyền đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung để gia tăng cơ hội trúng tuyển đúng nguyện vọng.
3. Nếu thí sinh tham gia xét tuyển lại sẽ không được cộng điểm ưu tiên
Mùa tuyển sinh 2022, Bộ GD&ĐT dự kiến không thay đổi mức điểm cộng ưu tiên khu vực. Trong đó, các thí sinh khu vực 1 (KV1) được cộng 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 và khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm.
Thế nhưng, Bộ lại nhấn mạnh một điểm mới về vấn đề cộng điểm ưu tiên khu vực. Cụ thể, điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng vào năm thí sinh tốt nghiệp THPT. Thí sinh tốt nghiệp từ những năm trước, nếu thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng thì không được cộng.
Đối với mức điểm ưu tiên dành cho các đối tượng chính sách như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Bộ vẫn giữ nguyên mức điểm cộng từ 1 đến 2. Điểm cộng sẽ điều chỉnh theo đối tượng, và tuyệt đối không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như điểm ưu tiên khu vực.
Những điều chỉnh trên sẽ có hiệu lực khi Bộ chính thức ban hành quy chế tuyển sinh năm 2022 (dự kiến vào tháng 6). Hiện nay, hiện nay Bộ GD&ĐT đang trong quá trình công bố dự thảo quy chế để lấy ý kiến. Hạn chót cho việc lấy ý kiến đến hết ngày 31/5.
Với chia sẻ về 3 sự thay đổi lớn trong quá trình đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học của công tác tuyển sinh năm 2022 như trên, Manabie mong rằng các bạn sĩ tử 2k4 năm nay có thể chia sẻ rộng rãi các thông tin này đến bạn bè của mình để tất cả các bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng này nhé.
Ngoài một tâm thế chủ động và sức khỏe tinh thần thoải mái thì kiến thức là một trong những điều không thể thiếu khi tham gia kỳ thi THPT QG 2022 đúng không nào? Để hỗ trợ 2k4 ôn tập thật tốt trong thời gian nước rút, Manabie hân hạnh giới thiệu khóa học "cực xịn" Manabie Prime, bao gồm 4 môn Toán, Lý, Hoá, Anh cho khối 10-11-12. Bên cạnh lớp học trực tuyến cùng thầy cô, sự đồng hành 24/7 của đội ngũ trợ giảng, các bạn học sinh còn được tặng thêm bộ sách Manabook độc quyền và ứng dụng học tập thông minh. Đã rất nhiều 2k3-ers bứt phá 8+, 9+ khi tham gia khóa học, còn chần chờ gì đúng không 2k4-ers ơi?
👉 CHINH PHỤC ĐIỂM TỐT, LIÊN HỆ NGAY: https://bit.ly/3v1f5aa
Comments