top of page
Frame 10507 (4).png

​PHƯƠNG PHÁP
TOTAL EDUCATION

Cùng khám phá phương pháp học tập toàn diện ứng dụng công nghệ 4.0 đã giúp hàng ngàn học sinh tiến bộ tại Manabie

Nhận tư vấn
Form đăng ký 1

​ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

10 Phương pháp học tại Manabie

​1. Phương pháp học đối thoại 
  • Ở lớp học thông thường, học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Trong lớp chỉ có giáo viên giảng và học sinh ghi chép. Kiến thức được truyền đạt một chiều.

  • Tại Manabie, chúng tôi áp dụng phương pháp học tập đối thoại. Khi đó, học sinh đóng vai giáo viên và giải thích những gì mình đã học cho gia sư theo ý hiểu của mình. Như vậy, học sinh cần tự xem bài trước khi tới lớp. Gia sư cũng sẽ biết được học sinh đã hiểu kiến thức tới đâu. Từ đó, chúng tôi sẽ tập trung giảng dạy những phần mà học sinh chưa hiểu rõ, hướng dẫn các em cách khắc phục những phần kiến thức, kỹ năng bị hỏng .

Học Đối Thoại
Banner 1.png
​2. Chu trình học tập

Nửa đầu buổi học, học sinh học 1 kèm 1 cùng gia sư. Nhờ đó, học sinh nắm chắc kiến thức phù hợp với mục tiêu và khả năng học tập. Sau đó, gia sư sẽ trao đổi với cố vấn học tập để điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp. Mỗi học sinh sẽ được giao khối lượng bài tập với độ khó khác nhau. Việc thực hành và luyện tập đều đặn giúp học sinh ứng dụng thành thạo kiến thức được học để giải bài tập.

Banner 2.png
Chu Trình Học Tập
3. Xây dựng bộ nhớ vững chắc nhờ phương pháp vòng lặp

Một nghiên cứu của nhà tâm lý học người Đức đã chỉ ra rằng để ghi nhớ một điều gì đó, người ta cần lặp lại điều ấy từ 6 đến 8 lần trong một tháng. Dựa trên cơ chế não bộ này, chúng tôi hướng dẫn học sinh luyện tập và ôn tập kiến thức theo vòng lặp để đảm bảo học sinh nắm vững những gì đã học được.

Vòng Lặp
Group 10841.png
4. Phương pháp “Tự đánh giá" dựa trên khoa học về não bộ
  • Chúng tôi nghiên cứu và ứng dụng 3 định luật nổi tiếng về não bộ bao gồm: "Định luật Robinson", "Định luật Ebbinghaus" và "Luật diễn tập".

  • Theo đó, sau mỗi buổi học, gia sư sẽ khuyến khích học sinh tự kiểm tra lại kiến thức đã học của ngày hôm đó bằng cách làm bài trắc nghiệm trên ứng dụng. Đồng thời, kế hoạch học tập cũng được thiết kế với nội dung đan xen giữa kiến thức mới học của tuần này và ôn tập nội dung của tuần trước. Nhờ đó, học sinh có thể ghi nhớ bài học tốt hơn và lâu hơn.

Group 10825.png
Não Bộ
Banner 10.png
5. Phương pháp học tập “cá nhân hóa"
  • Tại Manabie, chúng tôi lấy học sinh làm trung tâm để thiết kế chương trình học, cung cấp tài liệu học tập phù hợp mục tiêu và khả năng của từng em. Trước khi tham gia học, chúng tôi sẽ làm bài kiểm tra và trao đổi để hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của từng em. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ xem xét nhóm tính cách của các em thuộc nhóm nào bằng các bài trắc nghiệm tâm lý.

  • Chúng tôi dựa vào các phân tích đó để thiết kế phương pháp học tập phù hợp theo năng lực của mỗi em. Từ đó, mang lại hứng thú và động lực học tập với mục tiêu cụ thể và kết quả rõ ràng.

Cá Nhân Hoá
6. Phương pháp "khung giờ vàng  của não bộ"
  • Bộ não của con người đạt hiệu suất cao nhất vào khoảng 10 giờ sáng đối với những người thức dậy lúc 7 giờ sáng, sau đó giảm xuống một lần vào khoảng 1 giờ chiều. Sau đó, nó đạt đỉnh một lần nữa vào khoảng 3 giờ chiều và sau đó đi xuống. Ngoài ra, trong 30 phút sau khi ăn hoặc tắm, máu không lưu thông lên não làm giảm hiệu quả hoạt động. Khoảng thời gian sau khi ăn trưa là khoảng thời gian kém hiệu quả nhất.

  • Bằng việc thấu hiểu “khung giờ vàng của não bộ", chúng tôi luôn khuyến khích học sinh và phụ huynh lựa chọn khung giờ học tập hiệu quả với thời gian biểu được thiết kế linh hoạt cho từng học sinh. Nhờ đó, giảm tải được thời gian học mà vẫn đạt hiệu quả tối ưu.

Banner 5 (2).png
Khung giờ vàng
Banner 6.png
7. Phương pháp “chiến lược chạy nước rút"

Bước đầu tiên để vượt qua mọi kỳ thi đó là biết được cách thức ngắn nhất để đạt được mục tiêu đề ra. Tại Manabie, chúng tôi luôn trao đổi với học sinh và phụ huynh để nắm được khả năng tiếp thu, thực lực hiện tại và mục tiêu mong muốn đối với từng môn học. Khi đó, Manabie sẽ đề xuất kế hoạch học tập theo từng giai đoạn cũng như phương pháp phù hợp với khả năng của học sinh. Từ đó, thiết kế chiến lược học phù hợp giúp học sinh đạt mục tiêu trong thời gian ngắn nhất có thể.

Chạy nước rút
8. Phương pháp “môi trường cảm hứng"

Để học tập hiệu quả, ta cần một môi trường khiến học sinh cảm thấy thoải mái và được truyền động lực. Tại Manabie, chúng tôi có những khu vực học tập riêng cho từng nhóm tính cách bao gồm khu vực học tập cá nhân, khu vực học nhóm và khu vực sáng tạo. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi như điều hòa, bảng, tài liệu học, chúng tôi còn thiết kế và sử dụng hài hòa màu sắc từ nội thất, ánh sáng và bố trí cây xanh giúp truyền cảm hứng và năng lượng học tập đến các bạn trẻ.

Banner 7.png
Môi trường
Banner 8.png
9. Phương pháp “giao tiếp không áp đặt"

Để học tập hiệu quả, học sinh cần một môi trường thoải mái và được truyền động lực. Trong đó, bố mẹ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyền động lực học tập cho học sinh. Đừng để học tập trở thành gánh nặng với những câu nói áp đặt như: “Tại sao con không học?” và “Học đi!”. Tại Manabie, chúng tôi luôn khuyến khích việc học bằng những câu nói gợi mở, đồng thời hướng dẫn phụ huynh giao tiếp với con mình bằng những lời mời, gợi ý tích cực thay vì áp đặt.

Không áp đặt
10. Phương pháp “lời khen cho những thành tựu nhỏ"

Kết quả học tập không thể thay đổi trong một sớm một chiều, chúng ta không thể chờ đến khi điểm số tăng vọt thì mới khen ngợi. Tại Manabie, chúng tôi ghi nhận những tiến bộ dù là nhỏ nhất mà học sinh đạt được trong quá trình học tập. Dù kết quả cuối cùng ra sao, chúng tôi luôn có những phần thưởng cho sự cần cù, chăm chỉ và nỗ lực của học sinh. Từ đó, giúp học sinh tự tin hơn vào bản thân và có động lực để phấn đấu cho những mục tiêu to lớn hơn.

Lời khen
Banner 9.png
bottom of page